Hướng Dẫn Cách Xử Lý Vải Bị Co Rút Hiệu Quả Tại Nhà

Vải bị co rút sau khi giặt là vấn đề thường gặp ở các loại vải dệt kim như cotton hay len. Điều này không chỉ khiến trang phục mất đi form dáng ban đầu mà còn gây cảm giác khó chịu của người sử dụng khi phải tốn kém thay mới thường xuyên.
Đừng lo lắng! Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất dệt may, Vải Thun Thúy Phương sẽ bật mí cho bạn những cách xử lý vải bị co rút hiệu quả ngay tại nhà. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể khôi phục kích thước trang phục một cách dễ dàng. Cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
- Xem thêm bài viết: Bí Quyết Giữ Màu Cho Quần Áo Làm Từ Vải Thun Luôn Mới
Độ co rút của vải là gì?
Độ co rút của vải là mức độ thay đổi kích thước (thường là giảm) của vải sau khi trải qua các tác động như giặt, sấy hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đây là một đặc tính quan trọng của vải, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm may mặc.
Nguyên nhân khiến vải bị co rút
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc vải bị co rút:
- Chất liệu vải: Các loại vải tự nhiên như cotton, len, lụa thường dễ co rút hơn so với vải sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon.
- Kỹ thuật dệt và hoàn thiện vải: Vải dệt kim có xu hướng co rút nhiều hơn vải dệt thoi do cấu trúc sợi lỏng lẻo.
- Tác động nhiệt: Nhiệt độ cao trong quá trình giặt, sấy hoặc ủi có thể làm co sợi vải.
- Độ hút nước của vải: Vải có khả năng hút nước cao sẽ dễ co rút khi sợi bị nở ra và khô lại.
Cách đo độ co rút của vải
Độ co rút được tính bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi kích thước của vải trước và sau khi giặt/sấy:
Độ co rút (%) = (Kích thước ban đầu – Kích thước sau giặt) x 100% / Kích thước ban đầu
Tầm quan trọng của việc xử lý vải bị co rút
- Đảm bảo sản phẩm giữ phom dáng sau khi giặt.
- Giúp nhà sản xuất và người dùng lựa chọn vải phù hợp với mục đích sử dụng.
- Tăng độ bền và giá trị sử dụng của sản phẩm.
Mẹo xử lý vải bị co rút hiệu quả tại nhà
Hiện tượng co rút vải thường xảy ra với nhiều loại vải phổ biến, đặc biệt sau khi sử dụng một thời gian. Hiểu được điều này, Vải Thun Thúy Phương đã nghiên cứu và tìm ra cách để xử lý vải bị co rút hiệu quả, giúp khôi phục hình dáng ban đầu của vải mà vẫn đảm bảo độ bền sản phẩm. Dưới đây là các bước chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị nước ấm
Dùng nước ấm khoảng 30°C để làm mềm các sợi vải bị co rút. Đổ nước vào thau hoặc chậu, đảm bảo nhiệt độ không quá cao để tránh làm hỏng cấu trúc vải.
Bước 2: Thêm dung dịch xả vải hoặc dầu em bé
Hòa tan 15ml nước xả vải hoặc dầu em bé vào mỗi lít nước. Những dung dịch này giúp làm mềm sợi vải, hỗ trợ chúng giãn trở lại mà không gây hư hỏng.
Bước 3: Ngâm vải trong dung dịch
Ngâm vải vào dung dịch khi nước vẫn còn ấm, khoảng 30 phút để các sợi vải thấm đều. Nếu nước nguội, hãy thay nước để duy trì nhiệt độ.
Bước 4: Vắt nước nhẹ nhàng
Lấy vải ra và vắt nhẹ để loại bỏ nước dư thừa. Tránh bóp mạnh hoặc xoắn để không làm biến dạng sợi vải. Nếu sau khi vắt mà sợi vải vẫn chưa được giãn hoàn toàn, bạn có thể lặp lại bước ngâm để đạt hiệu quả tốt hơn.
Bước 5: Phơi và định hình vải
Trải vải lên khăn khô trên mặt phẳng, kéo nhẹ các cạnh để định hình. Phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ chất liệu.
NẾU TRƯỜNG HỢP VẢI BỊ CO RÚT NHIỀU, bạn có thể áp dụng các bước sau để tăng hiệu quả xử lý vải bị co rút:
Thực hiện Bước 1 & 2 giống như phương pháp trên, dùng nước ấm hòa tan với nước xả vải hoặc dầu em bé để làm mềm sợi vải.
Bước 3: Cuộn quần áo trong khăn lớn
Trải một chiếc khăn sạch và lớn hơn kích thước quần áo trên mặt phẳng. Đặt quần áo lên và cuộn khăn lại sao cho quần áo nằm gọn bên trong. Để nguyên trong dung dịch ngâm khoảng 10 phút, đảm bảo vải thấm đều nhưng không quá lâu để tránh giảm hiệu quả.
Bước 4: Kéo giãn nhẹ nhàng
Mở khăn ra, đặt quần áo lên một chiếc khăn trải phẳng khác, sau đó dùng tay kéo nhẹ các mép và phần thân khi vải còn ẩm. Hãy thao tác cẩn thận để khôi phục hình dạng mà không làm biến dạng vải.
Bước 5: Cố định bằng vật nặng
Để giữ phom dáng khi khô, đặt các vật nặng nhẹ nhàng lên các phần chính của quần áo như gấu áo, tay áo. Điều này giúp định hình và tránh vải bị co rút lại.
Bước 6: Giặt và phơi khô
Nếu cần, giặt sạch quần áo bằng nước sạch để loại bỏ dung dịch còn sót lại. Khi phơi, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao để bảo vệ độ bền của vải.
Những loại vải dễ bị co rút khi sử dụng
Hiện tượng co rút vải thường xảy ra với các loại vải có thành phần chính là sợi tự nhiên, do đặc tính kỹ thuật dệt và cấu trúc của sợi. Những loại vải này có khả năng hút ẩm cao, khiến sợi nở ra khi gặp nước và co lại khi khô. Ngoài ra, nhiệt độ cao từ nước nóng hoặc máy sấy có thể làm đứt gãy các liên kết trong sợi, dẫn đến tình trạng co rút đáng kể.
- Các loại vải tự nhiên như cotton là một trong những loại dễ bị co rút nhất. Với đặc điểm mềm mại, thấm hút tốt, cotton rất phổ biến nhưng lại dễ thay đổi kích thước khi tiếp xúc với nước hoặc nhiệt độ cao trong quá trình giặt và sấy, khiến trang phục mất đi phom dáng ban đầu.
- Vải len: được làm từ lông cừu, cũng là chất liệu dễ co rút. Sợi len có cấu trúc protein đặc biệt, nhạy cảm với nhiệt độ và nước. Khi không được giặt đúng cách, len dễ bị co lại và làm mất đi tính giữ ấm tự nhiên vốn có.
- Vải Rayon (hay còn gọi là viscose) là một loại sợi bán tổng hợp từ cellulose. Với đặc điểm mềm mại như lụa, rayon có xu hướng hút nước mạnh, dễ mất hình dạng khi tiếp xúc với độ ẩm cao, đặc biệt trong quá trình giặt.
- Vải Denim, hay chất liệu jean, thường được làm từ cotton dệt chặt, có độ bền cao nhưng cũng dễ bị co rút. Sợi cotton trong denim thường chịu tác động của nước và nhiệt độ cao khi giặt, khiến trang phục co lại đáng kể sau mỗi lần sử dụng.
- Vải Linen, hay còn gọi là vải lanh, nổi tiếng với đặc tính thoáng mát và phù hợp với thời tiết nóng. Tuy nhiên, đây cũng là loại vải dễ bị co rút, đặc biệt trong lần giặt đầu tiên, khi sợi tự nhiên phản ứng với nước.
- Acrylic, một loại sợi tổng hợp thường được dùng thay thế len, cũng dễ bị co rút nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình sấy hoặc ủi. Dù có độ bền tốt, acrylic vẫn cần được giặt và bảo quản đúng cách để duy trì chất lượng.
- Vải bamboo, được làm từ sợi tre tự nhiên, nổi bật với đặc tính mềm mại và kháng khuẩn. Tuy nhiên, vải bamboo cũng dễ co rút khi tiếp xúc với nước hoặc nhiệt độ cao, đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng để giữ phom dáng và độ bền.
Hiện tượng co rút của vải phụ thuộc vào loại sợi, chất lượng sợi, và cách xử lý vải trong giai đoạn sản xuất. Để hạn chế và xử lý vải bị co rút, bạn nên giặt vải ở nhiệt độ phù hợp, tránh sử dụng máy sấy nhiệt cao và thực hiện xử lý ổn định kích thước trước khi cắt may, giúp vải giữ được độ bền và kích thước lâu dài.
Lưu ý khi xử lý vải bị co rút và bảo quản
Khi xử lý vải bị co rút, bạn cần chú ý những điều sau để tránh làm hỏng vải hay khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn:
- Hiểu rõ đặc tính của từng loại chất liệu: Mỗi loại vải có mức độ co rút khác nhau, ví dụ như linen thường co rút 3 – 4% sau lần giặt đầu, trong khi len và viscose có thể co nhiều hơn. Việc nhận biết chất liệu sẽ giúp bạn áp dụng cách xử lý phù hợp nhất mà không gây hư hỏng.
- Tránh sử dụng nhiệt độ cao vì đây là nguyên nhân chính khiến vải bị co rút. Đối với các loại vải nhạy cảm như len hoặc viscose, nên giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm dưới 30°C. Bàn ủi hơi nước với nhiệt độ phù hợp là lựa chọn an toàn để làm giãn sợi vải mà không làm hỏng chất liệu.
- Không nên vắt hoặc kéo mạnh khi vải còn ướt, vì điều này dễ làm biến dạng sợi và khiến vải khó phục hồi lại hình dáng ban đầu. Hãy thao tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc của sợi.
- Sử dụng dung dịch làm mềm vải như dầu xả hoặc nước xả vải sẽ giúp sợi vải trở nên linh hoạt hơn, hỗ trợ quá trình phục hồi kích thước. Đây là một bước quan trọng để xử lý vải bị co rút một cách hiệu quả và an toàn.
Đối với bảo quản vải, hãy giặt bằng nước lạnh hoặc ấm với chế độ nhẹ nhàng để bảo vệ cấu trúc sợi. Hạn chế sử dụng máy sấy, thay vào đó nên phơi khô tự nhiên để giữ độ bền và phom dáng trang phục.
Gấp gọn quần áo và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời hoặc môi trường ẩm ướt. Đối với các loại vải nhạy cảm như lụa hay len, việc sử dụng túi giặt chuyên dụng là cần thiết để giảm thiểu tác động ma sát khi giặt máy.
Lời kết
Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn đã có thêm bí quyết để xử lý vải bị co rút một cách hiệu quả ngay tại nhà. Chỉ cần thực hiện đúng cách, bạn không chỉ khôi phục được kích thước ban đầu của vải mà còn giữ được độ bền và phom dáng trang phục lâu dài. Hãy áp dụng ngay để quần áo của bạn luôn như mới!
Để tìm hiểu thêm các dòng vải thun khác trên thị trường hoặc các vấn đề khác liên quan đến sản xuất dệt may, đừng ngừng ngại hãy liên hệ ngay với VẢI THUN THÚY PHƯƠNG để được tư vấn chi tiết.
Vải Thun Thúy Phương chuyên cung cấp các dòng thun cotton cao cấp, chất lượng:
+ Vải thun Cotton 2c-4c, vải thun cá sấu cotton, cá sấu poly, cá sấu CVC, thun mè, thun thể thao, chân cua, vải nỉ, da cá,…
+ Nhận dệt và sản xuất vải theo yêu cầu của khách hàng.
+ Đa dạng mẫu mã và bảng màu cho khách lựa chọn.
+ CAM KẾT: Uy tín, trách nhiệm và chất lượng. Giá cả cạnh tranh.
+ Gia hàng toàn quốc nhanh chóng.