Cách Nhận Biết Vải thun, Vải dệt thoi Và Vải không dệt

Khái quát về vải thun, vải dệt thoi và vải không dệt
Vải thun (dệt kim)
Vải thun là loại vài được dệt bằng phương pháp dệt kim. Vải dệt kim là loại vải được tạo thành bằng cách xen kẽ các sợi tơ dài theo một phương pháp đặc biệt. Các sợi này được đan chồng lên nhau theo chiều ngang, sau đó kết lại bằng một điểm. Loại vải này thường được sử dụng để may áo thun, áo nỉ,…

Đặc điểm nổi bật của vải thun:
- Độ co giãn: Vải thun nổi bật với độ co giãn tốt theo cả chiều ngang và dọc, mang lại sự thoải mái và linh hoạt cho người mặc.
- Bề mặt: Bề mặt vải thun mềm mại, mịn màng và thường có các đường dệt dễ nhận thấy khi kéo dãn.
- Thoáng khí: Vải thun có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp cho trang phục thể thao, áo thun, và đồ lót.

Những loại vải thun thường được sử dụng trong may mặc: Vải thun trơn (Singel jersey), Vải thun Rib (Rib), Vải thun cá sấu Pique), Vải thun Nỉ, Vảy cá –Fleece,…
Vải thun là loại vải thông dụng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật của chúng ta từ trang phục cho tới đồ dùng nội thất. Sau đây là những sản phẩm thường được may bằng vải thun: Áo thun t-shirt, quần áo thể thao, áo quần trẻ em, áo khoác, đồ bộ mặc nhà, chăn, drap, vỏ gối, rèm cửa,…
Vải dệt thoi (Woven fabric)
Vải dệt thoi là loại vải được dệt bằng phương pháp dệt máy, được tạo nên từ sự đan xen giữa các sợi ngang (hàng vòng – Vertical) và sợi dọc (cột vòng – Horizontal), tạo ra cấu trúc ô vuông đều. Loại vải này chia thành ba dạng chính: vải dệt thoi vân điểm, vải dệt thoi chéo và vải dệt thoi vân đoạn. Mô phỏng cách đan chiếu truyền thống, vải dệt thoi hiện đại có nhiều biến thể với hoa văn độc đáo.

Đặc điểm chung của vải dệt thoi:
- Độ co giãn: Vải dệt thoi ít co giãn hơn, thường chỉ co giãn theo chiều ngang hoặc dọc.
- Bề mặt: Kết cấu chắc chắn, bề mặt mịn hoặc hơi nhám, có thể nhìn thấy các sợi chỉ đan chéo nhau.
- Độ bền: Rất bền, ít bị xù lông, thường dùng cho quần áo công sở, váy đầm và đồ trang trí nội thất.
Một số loại vải dệt thoi thường sử dụng trong may mặc: Vài dệt trơn- plain, Vải Poplin, Vải dệt chéo hay còn được gọi Twill fabric. Những loại vài này thường được ứng dụng để may áo jacket, áo khoác, đầm, hay dùng để làm vải lót,…
Vải không dệt (Non-woven fabric)
Vải không dệt (Non – woven fabric) là loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi và dệt kim. Chúng được cấu tạo bởi các hạt nhựa tổng hợp và các thành phần bổ sung, được liên kết với nhau bằng chất kết dính, dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí học hiện đại từ các loại máy móc tự động chứ không phải gắn kết với nhau bằng dệt hoặc đan truyền thống.
Những tấm vải không dệt được tạo ra bằng công nghệ này sẽ mỏng, nhẹ, xốp và có độ bền cao hơn các loại vải thông thường.

Đặc điểm chung của vải không dệt:
- Độ co giãn: Vải không dệt thường không co giãn hoặc chỉ co giãn rất ít.
- Bề mặt: Kết cấu không đều, các sợi ngẫu nhiên gắn kết với nhau bằng phương pháp hóa học, nhiệt hoặc cơ học.
- Độ bền: Độ bền thấp hơn so với vải dệt thoi và vải thun, thường dùng cho các sản phẩm dùng một lần như khẩu trang, băng vệ sinh, và túi đựng.

Vải không dệt thông thường là vải kỹ thuật nên có thể có thời gian sử dụng rất ngắn, hoặc rất bền; Có thể mang những chức năng đặc biệt cho nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau như : Có thể thấm nước ( absorbency) rất tốt, cũng có thể kỵ nước ( water repellency) hoặc chống thấm nước( water proof) ; Khả năng chống cháy ( flame retardancy) rất cao; Mềm mại (softness);Đàn hối ( Stretch) ; Cường lực cao ( Strength) ; Cách nhiệt ( Insulation); Chống khuẩn ( Anti-bacteria) ….
Phân biệt vải thun, vải dệt thoi và vải không dệt
Để phân biệt vải thun, vải dệt thoi và vải không dệt, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Tiêu chí | Vải thun (dệt kim) | Vải dệt thoi | Vải không dệt |
Cách dệt | Đan các sợi len theo chiều ngang | Dệt các sợi len theo chiều dọc và ngang | Cấu tạo bởi các hạt nhựa tổng hợp và các thành phần bổ sung, được liên kết với nhau bằng chất kết dính |
Độ co giãn | Co giãn tốt theo cả chiều ngang và dọc | Ít co giãn hơn, thường chỉ co giãn theo chiều ngang hoặc dọc | Không co giãn hoặc chỉ co giãn rất ít |
Độ thoáng khí | Thoáng khí cao, giúp cho không khí lưu thông, không gây bí bách hay nóng nực. | Thoáng khí thấp, dễ gây ra cảm giác nóng và ẩm, không phù hợp với khí hậu nhiệt đới. | Có độ thoáng khí từ kém đến tốt, phụ thuộc vào cách các sợi được liên kết với nhau. |
Độ mềm mại | Độ mềm mịn cao, giúp cho bề mặt mềm mại, không gây cảm giác khó chịu hay xước da | Độ mềm mại thấp, dễ gây cảm giác cứng và cộm, không mịn màng. | Phụ thuộc vào loại sợi, quy trình sản xuất và cấu trúc sợi. |
Độ nhăn | Ít bị nhăn và nhàu nát, dễ dàng trong khâu vệ sinh, bảo quản và giặt giũ | Dễ bị nhăn, cần phả ủi hay làm phẳng, khó giặt và khô | có khả năng chống nhăn tốt hơn vải dệt thoi và vải thun |
Ứng dụng | Trang phục áo thun, đồ thể thao, đồ bộ, áo khoác,… | Trang phục công sở, dùng làm vải lót, áo jacket,… | Sản phẩm y tế như khẩu trang, băng vệ sinh, túi xách,… |
Tổng kết
Trên đây là tất cả các cách nhận biết về đặc điểm cũng như ứng dụng của vải thun, vải dệt thoi và vải không dệt mà Vải Thun Thúy Phương muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như đặc điểm riêng biệt của 3 loại vải này để có cái nhìn toàn diện và so sánh rõ ràng hơn. Từ đó có thể lựa chọn loại vải phù hợp với mục đích sử dụng của cá nhân mình.
Và nếu như bạn đang tìm kiếm nguồn cung cấp vải thun uy tín, chất lượng thì đừng ngừng ngại mà hãy liên hệ với Vải Thun Thúy Phương qua số Hotline 0902722434 – 0909043159 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ tìm vải theo yêu cầu.